Từ xa xưa người Việt đã có truyền thống thờ phụng ông Địa, ông Thần Tài như một tín ngưỡng tốt đẹp được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Bàn thờ ông Địa thường được đặt trang nghiêm tại một góc nhỏ trong nhà nhằm mang đến may mắn và tài lộc trong công việc, cuộc sống. Vậy bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài đặt bên trái hay phải? Cùng khám phá câu trả lời cho thắc mắc nên đặt ông thần tài bên trái hay phải trên qua bài viết sau đây của Gốm Sứ Phong Thủy Tiên Anh.
Cách bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng chuẩn phong thủy
Theo quan niệm phong thủy cũng như truyền thống thờ cúng từ xa xưa Ông Địa và Thần Tài là một cặp thần linh được các gia đình thờ cúng cùng nhau. Ông Thần Tài là người quán xuyến tiền bạc, tài lộc mang đến tiền tài, may mắn cho gia đình. Trong đó Ông Địa là người cai quản đất đai, nhà cửa, mùa màng. Theo đó cách bố trí sắp xếp Ông Địa và Thần tài cần đặt theo đúng nguyên tắc nhằm mang đến may mắn, tài lộc, tránh điềm xui và tai họa.
Cụ thể gia chủ khi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài cần đáp ứng nguyên tắc “Đông bình – Tây quả” (Từ trái qua phải và từ trong ra ngoài). Đặt đúng theo nguyên tắc này gia chủ có thể yên tâm về truyền thống thờ cúng tâm linh cũng như phong thủy. Thực hiện theo nguyên tác này nếu bàn thờ Ông Địa và Thần tài sẽ được thực hiện từ trái qua phải. Ông Thần Tài sẽ được bên trái và Ông Địa sẽ được đặt bên phải.
Các vật phẩm cần chuẩn bị trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa
Không chỉ cách đặt ông thần tài bên trái hay phải được quan tâm nhiều người còn thắc mắc không biết vật phẩm cần thiết khi thờ cúng. Đối với bàn thờ Thần tài và Ông địa gia chủ cần sắp xếp các vật phẩm cần thiết sau đây:
- 3 chóe thờ bao gồm: một chóe đựng muối, một chóe đựng nước và một chóe đựng gạo
- 1 Bát hương
- 1 Ống hương
- 1 Lọ hoa
- Kỷ chén thờ 3 ngai hoặc 5 ngai tùy kích thước bàn thờ
- 1 Mâm bồng
- 1 Minh đường tụ thủy
- 1 Nậm rượu
- 1 Đèn thờ
Tùy theo kích thước bàn thờ Thần tài nhỏ hay lớn mà gia chủ có thể bày biện và sắp xếp các vật phẩm khác nhau. Dựa trên kích thước bàn thờ Thần Tài phổ thông hiện nay, gia chủ có thể đặt: Ông Thần tài – đặt bên trái; Ông Địa – Đặt bên phải; Bát nhang; Kỷ chén thờ; Ống hương. Các vật phẩm khác như minh đường tụ thủy, lọ hương, mâm bồng, ông cóc,… sẽ được đặt ở vị trí bên cạnh bên ngoài bàn thờ.
Nghi lễ thờ cúng Thần Tài – Thổ địa
Thờ cúng Thần Tài – Ông địa được xem là truyền thống phong thủy mang đến ý nghĩa tốt đẹp tại các gia đình. Phong tục này khá phổ biến tại các gia đình làm ăn, kinh doanh, buôn bán nhằm xin tài lộc, tiền tài và bình an. Việc tìm hiểu nên đặt ông Thần tài bên trái hay phải và nghi lễ cúng là điều vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng biết.
Để tỏ lòng thành tâm, cũng như cầu mong thần linh che chở, ban phước lộc giúp đỡ công việc làm ăn và cuộc sống các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng tươm tất. Nghi lễ cúng thần tài sẽ được thực hiện vào ngày mùng 10 Tết hay còn được gọi là ngày Vía Thần Tài. Các lễ vật cần có để thực hiện lễ cúng Thần tài bao gồm:
- 1 lọ hoa tươi
- 1 con cá lóc nướng
- 1 con tôm
- 1 miếng thịt lợn quay
- 1 con cua
- 1 đĩa ngũ quả tươi
- 1 bộ giấy tiền vàng mã
- 1 chum nậm rượu
Nghi lễ cúng Thần tài – Thổ địa vào ngày 10 Tết mang đến ý nghĩa cầu xin may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới. Việc cúng lấy vía Thần Tài cũng giúp gia chủ yên tâm về cả phần âm lẫn tâm lý, an tâm làm ăn trong năm mới. Theo quan niệm dân gian và chỉ dặn của ông bà xưa các món như: Cua biển, thịt heo, chuối chín, tôm,… đều là các món ăn yêu thích của Thần tài. Do vậy bạn nên lựa chọn các món ăn này nhằm thể hiện lòng thành kính, hy vọng Thần ban phúc lộc, thịnh vượng, an khang cho cả năm.
Một số lưu ý không thể bỏ qua khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa
Ngoài cách đặt ông Thần tài bên trái hay phải và nghi lễ cúng khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa bạn còn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng. Không chỉ cần tránh đặt sai vị trí Thần tài và Ông Địa gia chủ cần chú ý một số lưu ý cơ bản như sau:
- Vị trí thích hợp để đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa là gần cửa ra vào. Tại vị trí này hai vị thần có thể dễ dàng quan sát khách khứa ra vào cũng như quán xuyến mọi việc.
- Gia chủ nên chú ý vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, khô ráo bàn thờ Thần Tài – Ông Địa vào ngày rằm và mùng 1 trong tháng. Thần linh cần được tôn trọng, đặt ở vị trí sạch sẽ thể hiện sự thành kính mới có thể mang đến may mắn cho gia đình.
- Sử dụng nước lau bàn thờ Thần Tài – Thổ địa cần sử dụng nước được đun từ: quế khô, lá sả, hồi quế lá hương nhu, lá mùi. Khăn lau phải là khăn sạch.
- Để cầu xin may mắn gia chủ có thể tắm cho tượng Thần Tài bằng rượu gừng vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng (một năm chỉ tắm đối đa 5 lần).
- Hoa quả dâng lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cần sử dụng loại tươi ngon, nên thay hoa thường xuyên. Các loại hoa nên sử dụng là đồng tiền, hồng, cúc vàng,… quả nên chọn quả có thân tròn màu sắc tươi sáng.
- Nên sử dụng các vật phẩm phong thủy đặt cạnh bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa như cóc ngậm tiền, cây thần tài,…
Gốm Tiên Anh vừa giải đáp thắc mắc nên đặt ông thần Tài đặt bên trái hay phải đến quý vị và các bạn thông qua nội dung trên đây. Để mua được tượng Thần Tài, Thổ địa, vật phẩm đặt bàn thờ làm từ gốm Bát Tràng cao cấp, chính hãng bạn có thể đến với gomphongthuy.com.vn. Đơn vị của chúng tôi sẽ mang đến các sản phẩm cùng tư vấn phong thủy hữu ích đến quý khách hàng. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với gomphongthuy.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
The post Nên Đặt Ông Thần Tài Bên Trái Hay Phải ? Cách đặt chính xác nhất appeared first on Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng.
Nguồn: Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng https://ift.tt/37nhv5O
Xem thêm tại: https://gomphongthuyvn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét