Đối với người Việt hình ảnh chim hạc đã trở thành biểu tượng của lịch sử ngàn năm. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cánh chim hạc tại các di sản vật thể và phi vật thể, các công trình mang yếu tố văn hóa, truyền thống trên khắp dải đất hình chữ S. Trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng hạc cũng là hình ảnh quen thuộc thường xuyên xuất hiện cùng lư đồng và rùa. Tại bài viết sau đây gốm sứ bát tràng phong thủy Tiên Anh sẽ cung cấp ý nghĩa đôi hạc và cách đặt trên bàn thờ đến với quý vị và các bạn.
Văn hóa thờ hạc trên bàn thờ của người Việt
Ở mỗi gia đình Việt hình ảnh bàn thờ gia tiên đã trở nên quá quen thuộc, đây được xem là nơi linh thiêng, trang nghiêm nhất trong gia đình. Đây chính là nơi người còn sống, con cháu đời sau thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn, tôn trọng với đấng bề trên. Đây cũng là cách người Việt giáo dục con cái sống hiếu kính, tôn trọng đạo lý uống nước nhớ nguồn, coi trọng gốc rễ của mình. Chính vì vậy mà người Việt rất coi trọng việc lựa chọn các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ.
Đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên thường có đầy đủ các vật phẩm được làm từ chất liệu gốm sứ hoặc kết hợp giữa gốm sứ và đồng nhằm tăng tính thẩm mỹ và phong thủy. Việc chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng không chỉ thể hiện lòng thành kính, thành tâm, coi trọng việc thờ cúng của con cháu mà còn mang đến may mắn cho các gia đình. Đây cũng là cách mà con cháu đời sau tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn đối với đấng bề trên cũng như cầu xin may mắn, bình an, sức khỏe cho gia đình mình.
Tại các gia đình có điều kiện hoặc coi trọng nghi lễ, việc thờ cúng ông bà gia tiên bạn có thể tìm thấy các bộ ngũ sự bao gồm: Lư hương, đôi hạc và đôi chân nến hai bên. Thông thường đỉnh hạc sẽ được làm từ chất liệu sứ hoặc được kết hợp giữa sứ và đồng. Trong đó cặp đôi hạc thường đứng trên đế là rùa, hình ảnh đôi hạc đứng trên lưng rùa cũng trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Trong quan niệm thờ cúng cũng như phong thủy dân gian và tín ngưỡng thờ cúng bộ tam sự không chỉ mang đến may mắn mà còn giúp tăng giá trị và tính thẩm mỹ cho không gian thờ cúng.
Ý nghĩa của đôi hạc cưỡi trên lưng rùa trên bàn thờ gia tiên
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta lại lựa chọn hình ảnh chim hạc và rùa để là vật dụng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên. Hạc và rùa không chỉ là loài vật tượng trưng cho giàu sang, quyền quý mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Hạc và rùa trở thành hình ảnh quen thuộc tại không gian thờ cúng của các gia đình cũng như tại các không gian thờ cúng như đình chùa, nhà thờ họ. Gốm Tiên Anh sẽ cung cấp ý nghĩa của hình tượng hạc và rùa đến quý vị và các bạn qua phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Ý nghĩa của hình tượng Hạc và Rùa
Theo quan niệm gian dân hạc là một loài chim quý có nguồn gốc từ trên thiên đình. Đây là một loài chim tiên có cốt cách cao quý, sang trọng thường xuất hiện trong các tác phẩm, đồ dùng của loài người từ xa xưa. Trước đây chim hạc thường được dùng để cung tiến cho vua chúa, quân quan và địa chủ giàu có. Theo quan niệm của người Á Đông, Hạc là loài chim đại diện cho khí phách trong sáng, thần khí, cốt cách thanh cao, không sân si, không toan tính đại diện cho khí chất cả bậc quân tử, quân vương. Chính vì vậy chim hạc là hình ảnh quen thuộc trên trang phục cũng như các món đồ được vua chúa thời xưa sử dụng.
Không những thế với một nước gắn liền với nền công nghiệp lúa nước như Việt Nam hình ảnh chim hạc vô cùng gần gũi gắn liền với sự chịu thương, chịu khó của con người Việt Nam. Hình tượng chim hạc còn mang đến ý nghĩa về cuộc sống thanh cao, viên mãn. Hạc là loài chim có tuổi thọ kéo dài, sống khỏe mạnh trong mọi hoàn cảnh và thời tiết nên thường mang đến ý nghĩa trường thọ. Việc sử dụng chim hạc trên ban thờ cũng giống như một lời chúc bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Đây cũng là cách người Việt nhớ đến cội nguồn, gốc rễ, cái nôi sản sinh ra mình.
Rùa còn được gọi là Quy là một loài vật huyền bí có tuổi thọ dài đến hàng trăm tuổi. Rùa được xem là một trong những loài vật huyền thoại với nhiều điển tích, điển cố gắn liền với loài vật này. Theo quan niệm dân gian rùa chính là linh vật của trời đất tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Loài rùa có thể sống cả ở dưới nước và trên cạn với lớp mai kiên cố bảo vệ chúng trước mọi nguy hiểm. Đây cũng là loài vật có tính kiên nhẫn, nhẫn nại tốt nhất trong các loài vật. Người ta cho rằng loài rùa mang các đức tính tốt của con người Việt Nam như chịu thương, chịu khó, kiên trì, hiền lành.
Đôi hạc đứng trên mai rùa và ý nghĩa phong thủy trong thờ cúng
Cả loài hạc và loài rùa đều mang đến các đặc điểm tốt, đại diện cho đức tính thanh cao, lối sống kiên trì, phấn đấu, nỗ lực nhằm đạt được kết quả tốt. Không những thế cả hai loại vật này đều mang đến ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu, khi được kết hợp với nhau sẽ làm tăng ý nghĩa phong thủy. Cũng chính từ những ý nghĩa tốt đẹp trên mà từ xa xưa người Việt đã sử dụng hình ảnh chim hạc đứng trên mai rùa làm vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong các gia đình.
Đồ thờ hạc đứng trên mai rùa có nhiều kích thước đa dạng phù hợp với diện tích và mục đích thờ cúng khác nhau. Thông thường đối với các mẫu bàn thờ gia tiên các gia đình thường sử dụng đôi hạc thờ có các kích thước đa dạng như 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,… Đối với các không gian thờ cúng lớn cần đến sự phô trương, sang trọng khác thường sử dụng đôi hạc thờ riêng có kích thước lớn như 1m6, 1m8, 1m9, 2m2,… Các mẫu hạc thờ riêng thường được áp dụng cho các không gian thờ cúng như đình, chùa, miếu, đền, điện, từ đường,…
Trong quan niệm của đạo Phật hạc và rùa đều là loài vật đại diện cho sức khỏe, sự thanh cao, khí chất nên thường được sử dụng tại các không gian thờ cúng. Nhiều người lại cho rằng loài hạc bay lượn trên cao đại diện cho trời và cõi dương. Trong khí đó rùa lại sống dưới nước đại diện cho đất và cõi âm. Chính vì vậy việc sử dụng hạc đứng trên mai rùa sẽ mang đến ý nghĩa hài hòa đất trời và âm dương phù hợp với không gian thờ cúng của các gia đình. Hình tượng chim hạc kiêu hãnh đứng trên mai rùa chắc chắn cũng gợi nhớ đến cảm giác vươn xa, hướng tới tương lai tốt đẹp cho các gia đình.
Ngoài ra đôi hạc và rùa còn thường được trang trí thêm hình ảnh lá sen và ngọc. Chim hạc thường ngậm ngọc trong miệng đại diện cho cho châu báu may mắn, tiền của cho các gia đình. Trên đỉnh đầu hạc thường có lá sen mang đến ý nghĩa che chở giống như các vị thần linh, gia tiên tiền tổ phù hộ, độ trì cho con cháu trong gia đình. Rùa thường có phần đầu vươn lên trên mang đến ý nghĩa hướng về phía trước, cố gắng, nỗ lực vì mục tiêu bản thân.
Đôi hạc đứng trên mai rùa nên đặt tại đâu trên bàn thờ
Sau khi biết được ý nghĩa của cặp đôi hạc rùa có rất nhiều gia đình đã lựa chọn mua vật phẩm thờ cúng này. Để vật phẩm thờ cúng này phát huy đúng công dụng các gia đình cần chú ý đến cách bài trí của chúng trên bàn thờ. Tùy thuộc vào diện tích bàn thờ cũng như số lượng vật phẩm thờ cúng mà các gia đình có thể đặt hạc thờ sao cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hạc thờ với kích thước và mẫu mã, hình thức đa dạng. Các gia chủ cần dựa vào kích thước bàn thờ, đối tượng và mục đích thờ cúng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Thông thường đối với các gia đình sử dụng hạc thờ cho bàn thờ gia tiên sẽ kết hợp cùng lư đồng, chân nến trong các bộ tam sự, ngũ sự. Đối với các gia đình, các công trình thờ cúng lớn sử dụng hạc kích thước lớn thường sử dụng hạc thờ đặt ở hai bên ban thờ. Gốm Tiên Anh sẽ cung cấp cách bố trí hạc thờ trên bàn thờ gia tiên cung bộ tam sự, ngũ sự đến quý vị và các bạn. Cụ thể:
- Đỉnh đồng hay lư hương sẽ được đặt chính giữa bàn thờ
- Đôi chân nến và đôi hạc đứng trên mai rùa sẽ được đặt đối xứng hai bên cạnh lư hương.
Gốm Tiên Anh vừa cung cấp đến quý vị và các bạn ý nghĩa đôi hạc và cách đặt trên bàn thờ thông qua nội dung bài viết trên đây. Để mua các sản phẩm hạc thờ, bộ tam sự, ngũ sự, vật phẩm thờ cúng bằng gốm sứ Bát Tràng bạn có thể yên tâm lựa chọn Gốm Tiên Anh. Đơn vị của chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng với mức giá thành phải chăng. Bất cứ khi nào quý vị cần mua đồ gốm sứ Bát Tràng đều có thể an tâm đến với Gốm Tiên Anh. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với gomphongthuy.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
The post Ý nghĩa Đôi Hạc và cách đặt trên bàn thờ trong văn hóa của người Việt appeared first on Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng.
Nguồn: Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng https://gomphongthuy.com.vn/y-nghia-va-cach-dat-doi-hac-tho-tren-ban-tho/
Xem thêm tại: https://gomphongthuyvn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét